CÔNG TY TNHH CHỨNG NHẬN KNA 

"Quality Innovation"

Cải thiện chỉ số chứng chỉ ISO 9001, ISO 14001 cho Việt Nam

Sáng qua NGÀY 29/5 Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Việt Nam có tổ chức Hội thảo về đề xuất một số giải pháp cải thiện chỉ số chứng chỉ ISO 9001, ISO 14001 trong hệ thống các chỉ số của Việt Nam.


Trước đó Chính phủ đã có ban hành Nghị quyết 19-2017/NQ-CP về việc tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh định hướng đến năm 2020.

hội thảo cải thiện chỉ số chứng chỉ íos 9001, íos 14001

Bà Nguyễn Thị Mai Hương – Quyền Vụ trưởng Vụ Đánh giá Hợp chuẩn hợp quy, Tổng cục TCĐLCL trình bày tại hội thảo. 

Để triển khai Nghị quyết 19-2017/NQ-CP, ngày 24/02/2017, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệđã ban hành Quyết định số 289/QĐ-BKHCN về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 19-2017/NQ-CP, trong đó giao Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (TCĐLCL) nghiên cứu đề xuất các giải pháp cải thiện chỉ số “số chứng chỉ ISO 9001/tỷ $PPP GDP” và chỉ số “số chứng chỉ ISO 14001/tỷ $PPP GDP” trong hệ thống các chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu của Việt Nam.

Về giải pháp để cải thiện chỉ số chứng chỉ ISO 9001, ISO 14001 trong hệ thống các chủ số đổi mới sáng tạo của Việt Nam thì nội dung buổi hội thảo xoay quanh hai vấn đề chính: Đề xuất giải pháp cải thiện chỉ số số chứng chỉ ISO 9001 và ISO 14001 trong hệ thống các chỉ số đổi mới sáng tạo của Việt Nam. Nội dung này do bà Nguyễn Thị Mai Hương – Quyền Vụ trưởng Vụ Đánh giá HCHQ, Tổng cục TCĐLCL phụ trách; Tiếp đó là vấn đề Hiện trạng xây dựng, áp dụng, chứng nhận ISO 9001 và ISO 14001 tại Việt Nam do bà Trần Thị Ngọc Anh – Trung tâm Chứng nhận Phù hợp (QUACERT), Tổng cục TCĐLCL phụ trách.

Cũng trong buổi hội thảo Phó Tổng cục trưởng Tổng cục TCĐLCL tiến sĩ Hà Minh Hiệp cho biết: “Trong 2 năm 2017 và 2018, Tổng cục TCĐLCL đã nỗ lực triển khai đồng bộ nhiều giải pháp giúp cho việc cải thiện 2 chỉ số này như xã hội hóa hoạt động chứng nhận hệ thống quản lý theo ISO 9001, ISO 14001; thực hiện các chương trình hỗ trợ đào tạo tư vấn cho doanh nghiệp áp dụng các hệ thống quản lý; triển khai cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 đối với thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chứng nhận đăng ký hoạt động chứng nhận HTQL theo ISO 9001, ISO 14001 để giảm thời gian giải quyết hồ sơ; rà soát cắt giảm điều kiện kinh doanh để tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp. Theo đó, các chỉ số “Số chứng chỉ ISO 14001/tỷ $PPP GDP” và chỉ số “Số chứng chỉ ISO 9001/tỷ $PPP GDP” đã được cải thiện và tăng theo các năm”.

Cũng theo Tổng cục TCĐLCL, trong báo cáo công bố của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) về xếp hạng Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu (GII) năm 2018, Việt Nam tiếp tục cải thiện vị trí, tăng 2 bậc lên vị trí 45/126 quốc gia, nền kinh tế được xếp hạng. Thứ hạng này đã cải thiện tăng 2 bậc so với năm 2017, tăng 14 bậc so với năm 2016.

Quan trọng hơn, Việt Nam có điểm số cao trong cả 7 trụ cột, đều cao hơn mức trung bình, trong đó chỉ số “Số chứng chỉ ISO 14001/tỷ $PPP GDP” của Việt Nam lần lượt đạt giá trị 2,3, điểm 16,56, xếp thứ 46; và chỉ số “Số chứng chỉ ISO 9001/tỷ $PPP GDP” của Việt Nam đạt giá trị 8,7, điểm 20,78, xếp thứ 40.

Tuy nhiên, để tiếp tục cải thiện các chỉ số nói trên, các giải pháp vẫn cần được tiếp tục nghiên cứu, đề xuất.

Theo: VietQ.vn 

Nếu anh chị đang tìm hiểu về ISO 14001:2015 thì bộ tài liệu sau rất cần thiết cho anh chị tìm hiểu và áp dụng ISO 14001: danh mục tài liệu, quy trình thủ tục, hệ thống biểu mẫu. KNA gửi tặng anh chị: Tại đây.

Chia sẻ

Tin liên quan