CÔNG TY TNHH CHỨNG NHẬN KNA 

"Quality Innovation"

Rào cản và thách thức của ngành nhựa Việt Nam

Với tốc độ phát triển thứ 2 Đông Nam Á thì ngành nhựa Việt Nam đang dần có chỗ đứng trên thị trường thế giới. Nhiều sản phẩn xuất sang các nước trên thế giới trong đó nhiều nhất là xuất khẩu sang thị trường Mỹ, Nhật.


Thực tế đáng nói về ngành nhựa Việt Nam hiện nay là tuy có tốc độ tăng trưởng cao nhưng giá trị mang lại chưa cao và đang đứng trước sức ép cạnh tranh lớn của hàng nhựa các nước trong khu vực, đặc biệt là Thái Lan. Sự cạnh tranh này xảy ra ngay trên thị trường nội địa, ở các mặt hàng nhựa gia dụng. 

ngành nhựa việt nam

Một số nguyên nhân của việc này là 

  • Phần lớn số nguyên liệu sản xuất nhựa đều phải nhập khẩu. Theo thống kê thì con số này llên đến 80%. Chính vì thế mà nhiều doanh nghiệp không chủ động được nguồn nguyên liệu, đây là trở ngại lớn cho các Doanh Nghiệp do chi phí nhập liệu đắt dẫn đến giá thành sản phẩm cao gây trở ngại cho việc cạnh tranh với các nước khác trên thị trường.
  • Theo thống kê thì số Doanh Nghiệp vừa và nhỏ, quy mô hộ gia đình chiến hơn 80% doanh nghiệp nhựa và bao bì trong nước.
  • Việt Nam chưa trú trọng nhiều vào việc đầu tư các dây truyền sản xuất, trong khi đó ngành công nghiệp các nước trên thế giới đang đứng đầu trong việc lắp đặt và xây dựng máy móc tiên tiến hiện đại.
  • Các doanh nghiệp nhựa và bao bì Việt Nam vẫn đang cạnh tranh ở phân khúc thấp, rào cản lớn nhất vẫn là rào cản kỹ thuật. Năng lực sản xuất, máy móc, công nghệ lạc hậu làm chất lượng sản phẩm không cao, cạnh tranh kém. Nhiều doanh nghiệp chưa dám mạnh dạn đầu tư, tới 70% máy móc là máy cũ nhập khẩu từ Trung Quốc.
  • Trong hệ thống sản xuất và đóng gói thì từ quá trình không có sự chuyên biệt hóa bên ngoài, do vậy chất lượng sản phẩm không ổn định, giá trị gia tăng thấp. Hơn nữa, khi các hiệp định thương mại quốc tế có hiệu lực, rào cản thuế quan được gỡ bỏ, nhưng áp lực cạnh tranh sẽ cao hơn rất nhiều.

Một số biện pháp khắc phục khó khăn: 

  • Hiệp hội Nhựa Việt Nam cho biết, nếu Chính phủ có chính sách khuyến khích mang tính lâu dài, nhiều doanh nghiệp nhựa sẽ bỏ vốn đầu tư công nghệ hiện đại ưu tiên tái chế phế liệu trong nước trước, sau đó mới nhập khẩu.
  • Duy trì năng lực cạnh tranh nhờ có những khách hàng lớn, ổn định. Nền tảng cho điều này nằm ở việc tập trung đầu tư máy móc theo chuẩn công nghệ mới để tạo ra những sản phẩm chất lượng, độc đáo hướng đến giảm giá thành sản phẩm.
  • Để ngành nhựa và bao bì sớm chủ động được nguồn nguyên liệu, ngoài việc đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án lọc hóa dầu, Chính phủ cần có cơ chế, chính sách cụ thể, rõ ràng, đủ sức hấp dẫn huy động mọi nguồn lực trong và ngoài nước tập trung đầu tư các dự án sản xuất nguyên liệu, bán thành phẩm, hóa chất, phụ gia… cho ngành nhựa ở trong nước
  • Ngoài ra, phát triển lĩnh vực tái chế phế liệu cũng là một hướng đi góp phần giải quyết nguyên liệu đầu vào với giá rẻ, đặc biệt khi Việt Nam được Ngân hàng Thế giới đánh giá là đứng thứ 5 thế giới về rác thải nhựa. Trong quy hoạch ngành nhựa đến 2020 tầm nhìn 2025 đã có định hướng này, nhưng đến nay chưa thực hiện được gì. Hiện nay trên thế giới có áp dụng nhiều bộ tiêu chuẩn về tái chế như GRS - Tiêu chuẩn tái chế toàn cầu
  • Để có thể cạnh tranh với các công ty nước ngoài, bên cạnh việc luôn đảm bảo chất lượng sản phẩm cần phải đầu tư xây dựng các hệ thống quản lý chất lượng, môi trường đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế. Vì vậỵ việc xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9001 – 2015, hệ thống quản lý môi trường ISO 14001 và Hệ thống quản lý an toàn sức khỏe nghề nghiệp OHSAS 18000… đang là xu thế để các doanh nghiệp triển khai và áp dụng

Với những khó khăn và biện pháp khắc phục nêu trên đó thì các Doanh Nghiệp Việt Nam có thể khắc phục được những khó khăn trước mắt và phát triển bền vững cạnh tranh và vươn cao hơn nữa trên thị trường nước ngoài. 

Chia sẻ

Tin liên quan